“Điều này không bao giờ được cho phép xảy ra: một cái chổi dựa vào bệ bức tượng của Kim Il Sung tại Mansudae, Bình Nhưỡng.”
“Người lính này đang nằm ngủ trên một cánh đồng. Bức hình này đã khiến tôi bị cấm không được đến Bắc Triều Tiên một lần nào nữa.”
Nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue đã đến thăm Bắc Triều Tiên được 6 lần.
Với những tấm hình được lưu trong thẻ nhớ, ông đã tung ra một số bức ảnh vốn không được cho phép chụp của quốc gia cộng sản này. Lafforgue muốn chỉ ra cho tất cả mọi người được biết, rằng người dân Bắc Triều Tiên cũng chỉ là con người chứ không phải là những con robot vô hồn.
“Tôi đã bị cấm đến đây sau chuyến đi cuối cùng của tôi vào tháng 9 năm 2012. Lúc đó, tôi đã đăng một số hình lên web. Người dân Bắc Triều Tiên đã thấy và yêu cầu tôi xóa chúng ngay lập tức vì họ cho rằng chúng quá xúc phạm. Tôi đã từ chối vì tôi nghĩ thật không công bằng khi không đưa những hình ảnh phản ánh hiện thực của đất nước này ra trước công chúng.” – Lafforgue trả lời trên news.com.au.
Ông cho biết cuộc sống bên ngoài Bình Nhưỡng và những thị trấn lớn rất khắc nghiệt đối với người dân địa phương.
“Thật sự có thể gọi là cuộc sống tàn nhẫn với họ ở một vài nơi của Bắc Triều Tiên, khác xa so với những chuẩn mực phương Tây.”
Trong một làng chài nhỏ, nơi mà Lafforgue đã ghé thăm nhiều lần, ông được tiếp đón nhưng một vị khách danh dự. Thị trấn này bị tách biệt đến nỗi người dân chưa từng nhìn thấy điện thoại di động, họ chỉ có ngày qua ngày đánh bắt cá và trồng rong biển.
“Dù có một cuộc sống khó khăn, họ nói với tôi trong nước mắt: họ vẫn tôn kính những vị lãnh đạo của họ, kể cả khi họ không có gì để ăn.”
Dưới đây là những bức ảnh mà Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong-un không hề muốn thế giới phải chứng kiến.
Một người phụ nữ đứng giữa đám đông binh lính. Đây là điều không được phép chụp lại vì các quan chức không cho rò rỉ hình ảnh quân đội.
“Quân đội của Bắc Triều Tiên được cho là một trong những lực lượng quan trọng nhất trên thế giới. Nếu bạn đến đây, bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy những người lính làm những công việc bình thường như giúp đỡ người nông dân.”
“Ngoài khu vực đô thị phồn hoa, những hình ảnh như thế này là cảnh tượng khá phổ biến.”
“Hệ thống tàu điện ngầm ở Bình Nhưỡng là sâu nhất thế giới, sâu gấp đôi một chỗ trú bom. Đã có người nhìn thấy tôi chụp tấm hình này và bảo tôi phải xóa nó đi vì trong tấm hình thấy cả đường hầm.”
“Các quan chức Bắc Triều Tiên rất khó chịu khi thấy bạn chụp những tấm hình như thế này. Thậm chí, khi tôi giải thích rằng nghèo đói không chỉ có ở đây mà tồn tại rất nhiều trên thế giới, ngay cả ở quê hương tôi, nhưng họ không chấp nhận và cấm tôi không được chụp những tấm hình về sự nghèo đói nữa.”
“Vào những thời gian khó khăn (thường thì ở đây lúc nào cũng khó khăn), trẻ em cũng ra đồng làm việc.”
“Trong một thời gian dài, lệnh cấm về buôn bán chợ đen đã được thi hành nghiêm ngặt. Chợ xám (nơi buôn bán hàng hóa khan hiếm nhưng hợp pháp) thì phổ biến hơn. Người bán hàng kiếm số tiền ít ỏi nhời vào bán thuốc lá hoặc kẹo.”
“Vào những ngày lễ Kimjongilia, hàng ngàn người Bắc Triều Tiên phải xếp hàng khi đến thăm các đài tưởng niệm.”
“Bình Nhưỡng được xem như là bộ mặt của Bắc Triều Tiên, vì thế bên ngoài các tòa nhà được bảo vệ cẩn thận. Khi bạn có cơ hội hiếm hoi được vào bên trong, sự thật ảm đạm càng trở nên rõ ràng.”
“Khi xe hơi trở nên phổ biến hơn ở Bình Nhưỡng, người nông dân vẫn còn phải tập làm quen với chúng. Những đứa trẻ vẫn chơi đùa ở giữa đường phố giống như thời vẫn chưa có nhiều xe hơi như bây giờ.”
“Một đêm nọ, trên đường trở về khách sạn, chuyến xe bus tôi đi đã phải đổi lộ trình vì có những đường đã đóng không cho xe vào. Khi chúng tôi đi ngang qua những tòa nhà cũ, hướng dẫn viên đã yêu cầu tôi không được chụp hình có flash. Lý do là vì như vậy để tránh làm người dân hoảng sợ.”
“Hình ảnh trong chuyến thăm một ngôi nhà ở nông thôn. Những ngôi nhà và hộ dân ở đây được chính phủ chọn lọc cẩn thận. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, những cảnh tượng như một cái bồn tắm được dùng làm bồn chứa nước đã cho thấy người dân ở đây gặp khó khăn như thế nào.”
“Giao thông công cộng nối liền các thị trấn lớn với nhau gần như là không có. Công dân phải được cấp giấy phép để đi từ nơi này sang nơi khác. Trên đường cao tốc, bạn sẽ thấy nhiều người lính xin đi nhờ xe.”
“Chụp ảnh phơi bày sự nghèo khổ thì bị cấm, nhưng thể hiện sự giàu có còn là điều cấm kị lớn hơn nữa ở Bắc Triều Tiên. Tại một công viên vào một buổi chiều chủ nhật nọ, tôi đã phát hiện chiếc xe này thuộc một người trong giới tinh hoa của Bình Nhưỡng. Người chủ này đang ăn thịt nướng BBQ.”
“Tôi còn bị cấm chụp hình những người lính đang nghỉ ngơi.”
“Và ngay cả những người bị suy dinh dưỡng cũng bị cấm chụp.”
“Bạn có thể tìm thấy các loại thực phẩm và thức uống tạo 2 siêu thị của Bình Nhưỡng, ở đây mọi thứ được bán theo cả đồng euro và đồng won. Họ còn bán ở nước đóng chai Evian. Tuy nhiên, chỉ có giới thượng lưu mới có thể mua đồ ở đây.”
“Đây không phải là một rạp xiếc, họ là những người công nhân làm việc trong môi trường mà tiêu chuẩn về an toàn cực kỳ thấp.”
“Khi đến thăm hồ nuôi cá heo ở Bình Nhưỡng, bạn có thể chụp cá heo nhưng không được chụp những người lính ngồi rất đông trên hàng ghế khán giả.”
“Người Bắc Triều Tiên có cái tôi rất lớn. Tôi chụp tấm hình này tại một hội chợ, một người mẹ mệt mỏi và đứa con đang nằm nghỉ trên một băng ghế. Tôi đã bị yêu cầu xóa bức hình này đi vì người hướng dẫn viên nghĩ tôi chắc chắn sẽ nói đây là những người vô gia cư.”
“Điều này không bao giờ được cho phép xảy ra: một cái chổi dựa vào bệ bức tượng của Kim Il Sung tại Mansudae, Bình Nhưỡng.”
“Những hình ảnh như thế này đã được lan truyền rộng rãi ở phương Tây. Dòng chú thích thường ghi rằng người dân Bắc Triều Tiên phải ăn cỏ trong công viên. Hướng dẫn viên sẽ rất tức giận nếu bạn chụp lại cảnh tượng này.”
“Khi bạn đến thăm các hộ dân, hướng dẫn viên sẽ thích thú nếu bạn chụp hình để nói với cộng đồng thế giới rằng trẻ em ở đây đều có máy vi tính. Nhưng nếu tấm hình phản ánh tình trạng không có điện ở đây, nó sẽ bị yêu cầu xóa đi.”
“Chụp bức tượng của lãnh đạo Kim Il Sung từ phía sau lưng cũng bị cấm ở đây. Người ta cho rằng điều đó thực sự rất thô lỗ.”
“Xếp hàng giống như một môn thể thao của Bắc Triều Tiên vậy.” Đây là hàng người đang xếp hàng đợi xe buýt.
Cảnh tượng này diễn ra khi xe buýt bị hỏng.
“Tại một trung tâm nghệ thuật ở Bình Những, chúng tôi đã được trải nghiệm về sự cố mất điện – một trong những điều thường thấy ở Bắc Triều Tiên mà đất nước này không muốn phơi bày. Khi mất điện, người ta sẽ nói với bạn đó là do lệnh cấm vận của Mỹ.”
Campuchia triệu tập họp quan chức các tỉnh giáp biên với Việt Nam
Đối tượng gây án mạng ở Bình Phước đã ra đầu thú
Bài học nhớ đời: Đại gia đưa kiều nữ đi sắm đồ hiệu, và …
from WordPress http://ift.tt/1IA20Dc
via Video Giai Tri Hot Nhat
0 nhận xét:
Đăng nhận xét