Sau khi đọc những chia sẻ này, liệu bạn còn mong muốn một ngày nó được làm việc cho Apple?
Tim Cook, CEO đương nhiệm của Apple từng chia sẻ, Apple đề cao tính bí mật và đó chính “là một phần của sự màu nhiệm đến từ Apple”.
Tim Cook cũng nói thêm mình không bao giờ muốn những bí mật này bị tiết lộ bởi ông không muốn bất kì công ty nào sao chép nó.
Thực tế, không có quá nhiều thông tin về văn hóa nội bộ tại Apple được chia sẻ. Tuy nhiên, Business Insider đã tổng hợp được một số “bật mí” nhỏ từ trang mạng xã hội hỏi đáp Quora.
Justin Maxwell: Apple kiểm soát cả những điều bạn tâm sự với vợ
Justin Maxwell là một nhà thiết kế giao diện người dùng: “Cách Apple áp dụng để bảo vệ môi trường sáng tạo và trí tuệ của mình là độc nhất vô nhị trong thung lũng Silicon.
Chính sách bảo mật của hãng áp dụng với mỗi nhân viên trải dài từ blog, những cuộc trò chuyện trước công chúng cho tới cả những điều mà bạn tâm sự cùng vợ.
Hầu hết mọi người đều hiểu và tôn trọng quy định này. Đối với những người cố tình vi phạm, họ sẽ được Apple lịch sự mời thôi việc. Nếu tôi còn làm việc ở Apple, tôi chắc chắn sẽ không trả lời câu hỏi này.”
Thay đổi cả hệ thống giao tiếp nội bộ để tìm ra nguồn rò rỉ thông tin
Sau khi trang Business Insider có được một vài thông tin rò rỉ từ thư từ nội bộ của nhân sự cấp cao khối bán lẻ Apple Angela Ahrendts, Apple đã ngay lập tức thực hiện thay đổi hệ thống giao tiếp, trao đổi thông tin nội bộ để dễ dàng xác định hơn nguồn rò rỉ thông tin.
Đến nay, các thư từ nội bộ được gửi đến các phòng, ban khác nhau sẽ có cách hành văn, diễn đạt khác nhau. Từ đó, Apple sẽ khoanh vùng được đối tượng làm rò rỉ thông tin khi những thông tin này được trích nguyên văn trên báo chí.
Là một phần của bí mật thật tuyệt vời!
Justin Maxwell chia sẻ thêm: “Là một phần của bí mật thật tuyệt vời! Tên mã sản phẩm mà bạn được biết có thể không giống với tên mã sản phẩm mà người khác biết.
Apple làm như vậy với dụng ý xác định ai là người đã “hé răng” về những gì hãng đang phát triển. Đôi khi bạn cần biết rằng những gì mình đang phát triển không phải thứ mà bạn vẫn nghĩ.
Tôi tôn trọng những gì Apple thực hiện và tôi nghĩ mọi nhân viên đều cảm thấy hạnh phúc khi được tham gia vào quy trình này”.
Simon Woodside, giám đốc chương trình CoreOS: Chúng tôi dọa kỹ sư phải giữ bí mật!
“Phải giữ tất cả những bí mật trong mình thật quá khó. Tôi thậm chí còn không được tham gia vào các cuộc nói chuyện đùa cợt cùng đồng nghiệp vì sợ lỡ miệng tiết lộ một điều gì đó.
Tôi cũng dọa các kỹ sư rằng mọi chuyện sẽ rất tồi tệ nếu ai đó, kể cả người trong công ty hay người ngoài, được biết về những điều tôi yêu cầu họ làm.
Về phần mình, bạn bè thân thiết và gia đình biết tôi đang thực hiện một dự án bí mật nào đó, tuy nhiên họ không hề được biết cụ thể cho tới khi Steve Jobs công bố sản phẩm. Apple kiểm soát toàn bộ những thông điệp mà họ muốn truyền tải.
Chính sách bí mật này đã mang lại cho công ty những lợi thế lớn”.
Andrew Borovsky, cựu nhân viên thiết kế của Apple: Bạn được nhận phản hồi, nhận xét từ nhân sự cấp cao
Các nhân sự cấp cao nhất của Apple đều tiến hành xem xét lại và đánh giá tất cả các lĩnh vực hoạt động của Apple, theo Fortune:
“Từ góc nhìn một nhân sự thiết kế, tôi thấy việc một nhân sự trung cấp được nhận xét từ một nhân sự cao cấp trực tiếp như thể… giết người vậy,” Andrew Borovsky chia sẻ.
“Thường thường, bạn có thể nhận được cả những lời khen và cả những câu đại loại như ngừng làm những điều ngu ngốc ngay”. Có lẽ điều này sẽ giúp Apple kiểm soát được tính bí mật của dự án hiệu quả hơn.
Arel Maislos: Hãy hoang tưởng và tăng tốc
Cực CEO Anobit, công ty bộ nhớ flash nay thuộc sở hữu của Apple, chia sẻ với ZDNet: “Apple nói ở Intel có rất nhiều người hoang tưởng, họ đang thực sự theo sau bạn”.
Tại Apple, nhân viên phải tăng tốc về phía trước để giữ được vị trí của mình. Apple kỳ vọng rất cao vào từng nhân viên và luôn mong đợi những gì bạn làm ra phải thật xuất sắc!
Luis Abreu: “Chúng tôi không lãng phí thời gian với những người ngu ngốc.”
Sau khi phải trải qua một quy trình phỏng vấn… độc ác cùng Apple nhưng vẫn không thể đặt chân vào Apple, một nhà thiết kế trải nghiệm người dùng có tên Luis Abreu đã chia sẻ về những gì mình đã trải qua trên blog cá nhân:
“3 cuộc gọi điện thoại, 5 lần phỏng vấn qua FaceTime, một chuyến thăm trụ sở Apple ở Cupertino với 5 cuộc phỏng vấn mặt đối mặt cùng hai người kéo dài một ngày và một bữa trưa tại Cafe Macs. Cuối cùng, những gì tôi nhận được vẫn là một chữ Không!”.
Trong một buổi phỏng vấn, Luis được chia sẻ: “Chúng tôi không lãng phí thời gian với những người ngu ngốc.”
Ben Farrell: Họ hành hạ bạn cả trong bệnh viện
Một cựu nhân viên Apple có tên Ben Farrell từng chia sẻ lý do mà anh chia tay Apple:
“Vài tuần trở lại đây, tôi bị nhiễm virus và phải vào bệnh viện một thời gian ngắn. Tuy nhiên, thay vì nhận được sự hỗ trợ, tôi nhận được một email với bài thuyết trình trên giường bệnh cùng ghi chú cần thực hiện gấp.
Kể cả vào buổi sáng lễ cưới của tôi, tôi vẫn nhận được rất nhiều cuộc điện thoại và email yêu cầu gửi lại báo cáo mà ai đó đã làm mất”.
Don Melton: Chủ nhật cũng là ngày làm việc
Don Melton từng là giám đốc bộ phận công nghệ Internet của Apple. Ông từng thực hiện một buổi nói chuyện chia sẻ về lịch trình làm việc điên rồ ở Apple:
“Chủ nhật cũng là một ngày làm việc đối với tất cả mọi người ở Apple bởi sẽ có một cuộc họp vào thứ hai. Bạn vẫn phải mở điện thoại, ngồi trước máy tính và đành phải bỏ qua chương trình truyền hình yêu thích đang phát sóng”.
Chia sẻ nặc danh: Tồi tệ nhưng thức ăn thì ngon
“Nói chung Apple như một chiếc nồi áp suất và tất cả các hoạt động giao tiếp đều theo một chiều (chắc bạn cũng đoán được nó theo chiều nào rồi nhỉ?).
Lãnh đạo ảo tưởng, thiếu sự tôn trọng, áp lực liên tục và nhiều giờ làm việc là những gì tôi có thể tổng kết được về văn hóa ở đây…
Hầu hết mọi người ở bộ phận của tôi đều coi làm việc ở Apple là những năm tháng “đau thương” cần vượt qua để đánh bóng hồ sơ xin việc sau này. Apple như thể là một ngân hàng đầu tư của giới công nghệ vậy.
Tất cả các nỗ lực đơn giản hóa công việc, làm thay đổi hoặc thậm chí chỉ là bàn bạc về phương thức làm việc tốt hơn đều không được chào đón nếu bạn chỉ là một nhân viên bình thường.
Làm việc chăm chỉ hơn, không phàn nàn và cố gắng sửa lại bất kì điều gì trong hệ thống/ quy trình và đừng quên có 10 người đang xếp hàng bên ngoài để có được vị trí của bạn.
Làm việc ở Apple là đối mặt với rủi ro. Về mặt tích cực, thức ăn ở đây rất ngon và bạn có thể ăn mặc thoải mái.
Andrew Guan: Apple như thể một giáo phái
Tôi không được biết văn hóa nội bộ ở Mỹ ra sao nhưng ở Trung Quốc thì nó khá điên rồ. Hãy tưởng tượng, trong cuộc họp theo quý, người quản lý sẽ đứng trên bàn và hét to “Các bạn là ai?”.
Tất cả nhân viên bên dưới giơ cao tay và đồng thanh: “Chúng tôi là Apple!”.
“Tất cả gỗ phong tại Apple Store đều được chặt vào cùng một thời điểm trong năm để trông giống nhau”.
Richard Francis, một cựu nhân viên của Intel, từng làm chung một dự án với Apple chia sẻ: “Tôi từng được biết tất cả gỗ phong tại Apple Store đều được chặt vào cùng một thời điểm trong năm để trông giống nhau.
Cách bài trí cửa hàng cũng được kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo tính nhất quán – thường thì Steve Jobs thậm chí thỉnh thoảng sẽ ghé thăm một số cửa hàng ở vùng West Coast, Mỹ để “quan sát” chúng”.
Chia sẻ nặc danh: “Tất cả mọi thứ, ý tôi là tất cả mọi thứ, đều được quyết định bởi bộ phận marketing”.
“Tất cả mọi thứ, ý tôi là tất cả mọi thứ đều được quyết định bởi bộ phận marketing của Apple và 2 reviewer (người đánh giá sản phẩm) của một số tờ báo lớn. Tôi đã bị shock khi được biết vai trò của những reviewer này tại Apple.
Với vai trò một kĩ sư, tôi được giao nhiệm vụ đáp ứng các nhu cầu của Mossberg (một reviewer nổi tiếng làm việc cho trang Re/Code) và các bên liên quan. Đáng sợ, nó làm tôi muốn bán hết cổ phiếu Apple đi.
from WordPress http://ift.tt/1Xp66Kw
via Video Giai Tri Hot Nhat
0 nhận xét:
Đăng nhận xét