Bất chấp lệnh cấm đánh bắt, các loại cá được thả trên dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè vẫn đang bị tận diệt suốt ngày đêm bởi sự miệt mài của hàng trăm “cần thủ”.
Bức tử dòng kênh chưa kịp hồi sinh
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè chảy qua địa bàn 4 quận: 1, 3, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh là con kênh trước đây từng bị ô nhiễm nặng.
Hiện, con kênh này đang được cải tạo, nâng cấp để trở thành con kênh xanh với hi vọng đem lại môi trường sống trong lành cho người dân thành phố.
Kênh Nhiêu Lộc bắt đầu quá trình lấy lại màu xanh từ năm 2012. Để tái tạo môi trường nước, tạo không khí trong lành, hơn 500.000 con cá được người dân và chính quyền TP HCM thả xuống.
Theo ghi nhận trên tờ Tuổi trẻ, đều đặn mỗi năm, TP.HCM dành một khoản ngân sách cho việc lấy mẫu nước, mẫu bùn đáy mang đến các phòng thí nghiệm phân tích để đánh giá “sức khỏe” định kỳ của kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
Từ năm 2001, mỗi năm hai lần, vào mùa khô (tháng 4) và mùa mưa (tháng 9), các mẫu nước kênh được lấy để phân tích chất lượng. Từ đầu năm 2005, công việc này được tăng lên bốn lần trong năm.
Để theo dõi sát hơn “sức khỏe” của kênh, bắt đầu từ năm 2014 chất lượng nước kênh được đánh giá mỗi tháng một lần, tức đến 12 lần trong năm.
Song, dòng kênh này chưa kịp hồi sinh thì việc xả rác và sự có mặt của hàng trăm “cần thủ” tiếp tục đe dọa sự ô nhiễm của dòng kênh.
Theo Sở NN-PTNT TP.HCM, sau nhiều phản ánh tình trạng hủy diệt cá trên kênh rạch, UBND TP cũng đã yêu cầu Công an TP, UBND các quận, huyện tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi câu cá, sử dụng kích điện…
Biển cấm đánh bắt cá trải dày đặc dọc 2 bờ kênh nhưng không có lực lượng tuần tra, bảo vệ thường xuyên nên nhiều người vẫn vô tư câu cá.
Những biển báo với dòng chữ “Cấm đánh bắt cá với mọi hình thức trên kênh Nhiêu Lộc” được đặt dọc khắp con kênh song dường như chẳng mấy người để ý đến chúng. Ảnh: Afamily/TTVN
Những người tận diệt cá trên dòng kênh nói gì?
Những người đi câu đa phần là người rảnh rỗi, chạy xe ôm, dân ven kênh lẫn dân từ khu vực khác đến. Trong số đó, có không ít người đánh bắt cá chuyên nghiệp, kiếm sống mỗi ngày.
Một “cần thủ” tên Long (ngụ quận Gò Vấp) cho biết trên báo Người lao động: “Ngày nào tôi cũng câu cá ở đây hết, rảnh buổi nào câu buổi đó. Ngày nào câu ít cũng được 2-3 kg, nhiều thì 6-7 kg”.
Cá câu xong được bán cho các chợ Thị Nghè, Bà Chiểu với giá cá trê, cá rô khoảng 20.000 đồng/kg, cá chép khoảng 30.000 đồng/kg.
Con cá trê “khủng” từng được một “cần thủ” câu được trên sông Nhiêu Lộc. Ảnh: Zing.vn
Còn ông T., nhà ở quận Gò Vấp, TP.HCM lý giải về hành vi câu cá của mình trên tờ Pháp luật TP.HCM rằng: “Do rảnh rỗi nên tôi ra đây câu cá giải trí chứ không nhắm vào việc mang cá về ăn hay bán.
Tôi thích câu ở đây vì gần nhà, không phải đi ra vùng ven xa xôi và không tốn tiền dịch vụ câu cá như ở các điểm câu có thu phí (tốn cả 100.000 đồng/lần câu). Thỉnh thoảng tôi mới mang cần ra câu nên chưa bị phạt lần nào”.
Cũng chia sẻ trên tờ này, ông Q., nhà ở quận Phú Nhuận cho biết: “Hôm nay rảnh rỗi nên tôi ra đây câu cá, vừa để giải trí, vừa cải thiện bữa ăn cho vui. Cá do tự tay mình câu đương nhiên khi thưởng thức sẽ… ngon hơn.
Bữa nay tôi câu được năm con cá trê khá to. Tôi cũng biết là Nhà nước cấm câu cá ở đây nhưng vì chỗ này gần nhà, mát mẻ, nếu gặp cơ quan chức năng đến thì tôi sẽ… năn nỉ xin bỏ qua”.
Mỗi ngày có hàng trăm “cần thủ” tập trung dọc bờ kênh để câu cá, ban đêm còn xảy ra tình trạng giăng lưới, chích điện. Ảnh: Afamily/TTVN
Song với rất nhiều người chứng kiến cảnh cá chết nổi trắng sông và nguồn rác ô nhiễm ở đây thì lại tiết lộ rằng, họ chỉ câu cá để thỏa mãn thú vui hoặc đem bán chứ không dám ăn.
Một người chuyên đánh bắt cá trên dòng kênh này thật thà cho biết trên tờ Người lao động: “Cá mình câu để bán chứ không dám ăn. Hôm nào câu được nhiều thì để bán, câu được ít thì vứt trên các bãi cỏ ai muốn lấy thì lấy thôi.
Kênh này đang được cải tạo, còn ô nhiễm từ ký sinh trùng, hóa chất độc hại, kim loại nặng từ nhà máy thải ra!”.
from WordPress http://ift.tt/1Sgs4Hg
via Video Giai Tri Hot Nhat
0 nhận xét:
Đăng nhận xét